Các thành phố 'ma' ở Trung Quốc có thể chứa toàn bộ người dân nước Pháp

Ngày đăng: 05/11/2021

Chia sẻ

Trung Quốc đã bị đô thị hóa trong nhiều năm và đã chạy đua để sửa chữa điều đó.


Các tòa tháp căn hộ dày đặc đang được xây dựng tại khu Kangbashi mới của Ordos vào năm 2011. Ảnh: Getty Images.

Lái xe khoảng 1 giờ khỏi Bắc Kinh hoặc Thượng Hải, người ta sẽ nhận thấy điều gì đó kỳ lạ. Các thành phố vẫn có những khu nhà cao tầng và hiện đại, với tình trạng tốt. Tuy nhiên, không nhộn nhịp như những khu dân cư ở thành phố cấp 1, những khu nhà này lại không có người ở. Đây là những thành phố "ma" của Trung Quốc.

Thành phố ma của Trung Quốc đã trở thành chủ đề của niềm đam mê truyền thông phương Tây một thập kỷ trước. Hình ảnh về những đô thị khổng lồ này đã lan truyền trên mạng với các khối tháp dân cư trống rỗng bị mắc kẹt trong một biển bùn; đại lộ rộng không có xe cộ hoặc người qua lại.

"Ở những nơi được gọi là thành phố ma, bạn tìm thấy các dự án đô thị hóa khổng lồ, đầy tham vọng khơi dậy đầu tư nhưng không thu hút dân cư", phó giáo sư địa lý Max Woodworth tại Đại học bang Ohio, Mỹ.

Trung Quốc đã bị đô thị hóa trong nhiều năm và đã chạy đua để sửa chữa điều đó. Nhưng tốc độ xây dựng thường vượt xa tốc độ mà những người mới đến chuyển đến, ngay cả với các nhà đầu tư mua lại căn hộ khi giá nhà tại Trung Quốc tăng.

Thị trường bất động sản Trung Quốc lại trở thành một trong những chủ đề được bàn tán nhiều nhất ở thời gian gần đây, khi khoản nợ 300 tỉ USD của Evergrande được hé lộ. Theo đó, các thành phố "ma" cũng trở thành một yếu tố khác gây chú ý.

Trong khi những khu nhà này là minh chứng cho sự phụ thuộc của Trung Quốc vào lĩnh vực bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng, thì số lượng lại rất khó để xác định.

Thành phố "ma" ở Trung Quốc là gì?

Địa điểm nổi tiếng nhất có lẽ là khu Khang Ba Thập của thành phố Ordos, Nội Mông. Năm 2000, thành phố này dự tính sẽ là nơi sinh sống của hơn 1 triệu người, nhưng sau đó đã giảm xuống còn 300.000 người. Cuối cùng, đầu năm nay, Khang Ba Thập đã thu hút được cư dân đến sau khi Bắc Kinh chuyển một số trường học top đầu đến nơi này.


Sự phát triển trống rỗng của khu Kangbashi / Ordos ở Nội Mông, Trung Quốc. Ảnh: Arch Daily.

Năm 2015, nhiếp ảnh gia Kai Caemmerer đã đến Trung Quốc để khám phá những thành phố "ma". Ông đã chụp một số bức ảnh về dãy nhà cao tầng kéo dài vô tận nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào về việc có người sinh sống.

Những căn hộ như vậy chiếm một phần đáng kể trong thị trường bất động sản rộng lớn của Trung Quốc - quy mô gấp đôi Mỹ và đạt giá trị 52.000 tỉ USD vào năm 2019. Theo số liệu mới, 21% căn hộ, tương đương 65 triệu căn đã bị bỏ trống vào năm 2017.

65 triệu căn nhà không có người ở có thể "chứa" toàn bộ dân số của nước Pháp. Nhưng không giống như Mỹ hay Nhật - những ngôi nhà bị bỏ hoang nằm ở nhiều bang khiến nhiều nơi trở thành thị trấn "ma", những ngôi nhà này không bị bỏ hoang mà là không có người sử dụng.

Tại sao Trung Quốc lại có quá nhiều nhà trống?

Đầu tiên, các thành phố "ma" này không phải nằm ở những địa điểm trong tình trạng hư hỏng. Thay vào đó, những nơi này có rất nhiều khu căn hộ được xây dựng mới, được mua để làm một khoản đầu tư. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cung và cầu không có sự tương đồng.

Giảng viên cấp cao về kinh doanh Trung Quốc và Đông Á Xin Sun tại King’s College London nhận định: “Những ngôi nhà trống này đã được bán hết cho nhà đầu tư, người mua. Tuy nhiên, họ lại không đến đó sinh sống”.

Về phía nguồn cung, chính phủ đã ghi nhận doanh thu lớn từ việc bán đất cho các nhà phát triển. Ông Xin Sun nói: "Điều này mang lại động lực lớn cho chính phủ để khuyến khích sự phát triển hay vì hạn chế”.

Mỗi năm, Trung Quốc bắt đầu xây dựng 15 triệu ngôi nhà mới, con số cao gấp 5 lần Mỹ và châu Âu cộng lại. Ngoài việc chính phủ thúc đẩy, tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc cũng là một động lực lớn khác. Số liệu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, 61% dân số Trung Quốc sống ở các thành phố vào năm ngoái, 2 thập kỷ trước đó là 35,8%.

Tuy nhiên, việc đo lường tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc có một số sai sót. Khi khu vực nông thôn được phân loại thành đô thị, người dân tại đó đã có nhà. Do đó, khi họ chưa chuyển đi và không cần nơi ở mới, nhóm này vẫn được tính vào tốc độ đô thị hoá.

Cơn sốt đầu tư bất động sản

Về phía cầu, xu hướng tăng của giá nhà đã tạo ra nhu cầu lớn đối với thị trường thứ cấp. Ông Xin Sun nói: "Trong 2 thập kỷ qua, giá nhà đã tăng gấp nhiều lần ở nhiều nơi. Hầu hết người dân Trung Quốc đều chưa chứng kiến quả bong bóng bất động sản nào như những gì Mỹ hay Nhật đã trải qua".

Ông Xin Su nhận định: "Do đó, hầu hết mọi người đều tin rằng đầu tư bất động sản là cách tốt nhất để bảo toàn và tạo ra của cải. Điều này đã kích thích nhu cầu mua thêm bất động sản”.

Theo báo cáo của Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia, tỉ lệ sở hữu nhà ở Trung Quốc là khá cao: hơn 90% hộ gia đình là chủ nhà và hơn 20% chủ nhà ở Trung Quốc sở hữu nhiều hơn 1 ngôi nhà. Trong khi đó, tỉ lệ sở hữu nhà ở Mỹ chỉ 65%.

Ngoài ra, tài sản của các hộ gia đình đa số cũng là bất động sản khi lĩnh vực này chiếm tới 70%, cao hơn nhiều so với các nền kinh tế phương tây.

Năm 2017, một kịch bản ác mộng đối với Bắc Kinh đã được dự đoán, đó là người mua vội vã bán bất động sản thứ 2 nếu thị trường xuất hiện những "vết nứt", từ đó tạo vòng xoáy giá lao dốc. Kịch bản này đã diễn ra nhưng không phải vì những vấn đề của thị trường.

Chính phủ Trung Quốc đang siết chặt quy định hoàn thành một giao dịch mua bán bất động sản để không khuyến khích chủ nhà bán nhà. Do đó, mức giá không giảm quá nhanh nhưng khối lượng giao dịch sụt giảm hàng loạt. Chính động thái này có thể gây nhiều áp lực cho những người cần bán nhà để huy động tiền mặt.

Minh Duy/Nhịp cầu đầu tư

Đặc sản biển 468
Tặng quảng cáo FB 1 triệu
TOP