Thế giới đang sử dụng những cách nào để xây dựng nhà chống lũ?

Ngày đăng: 09/11/2021

Chia sẻ

Bên cạnh chống lũ, việc sống chung với lũ cũng là một trong những phương án nhiều nước áp dụng ngày nay. Điểm thiết yếu của chính sách này là phải xây dựng được những ngôi nhà chống lũ cho người dân.

Với tình hình thời tiết ngày càng khắc nghiệt khi thiên tai xảy ra liên miên, việc xây dựng các ngôi nhà chống lại lũ lụt đang ngày càng trở nên cấp thiết với nhiều nước. Tại rất nhiều quốc gia, việc sống chung với lũ đã trở thành điều hiển nhiên khi các kiến trúc sư xây dựng những căn nhà có thể tồn tại mỗi khu lũ về mà không làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Dưới đây là 5 phương pháp mà các kiến trúc sư trên thế giới thường dùng để xây nhà chống lũ:

1. Nâng cao nền nhà

Đây là cách cổ xưa và hiển nhiên nhất trong xây nhà chống lũ. Kỹ thuật này vô cùng đơn giản khi chỉ cần đảm bảo nâng cao nên nhà lên trên mức thường ngập của lũ. Các ngôi nhà có thể được xây trên những chiếc cọc gỗ hoặc bê tông, xây trên đồi cao hoặc trên những bệ đá nền chắc chắn.

Những hình ảnh dưới đây là các công trình nâng nền chống lũ tại Thái Lan và New Orleans-Mỹ. Ưu điểm của nó là dễ dàng và tiện lợi khi ngay cả nhà tre gỗ cũng có thể áp dựng. Nhược điểm là chúng khá bất tiện khi không có bão lũ, đồng thời tốn thêm không gian cho việc xây dựng.



2. Tường chống lụt

Thay vì nâng nền lên cao, phương pháp này sử dụng cách bao tường vây chống lũ quanh nhà. Tuy nhiên phương án này thường được dùng để bảo vệ các thị trấn hay làng mạc thay vì sử dụng cho mục đích cá nhân.

Dẫu vậy một số ngôi nhà vẫn áp dụng phương án này khi xây dựng gần ao hồ, ví dụ như công trình nhà ở của kỹ sư Carl Canty dưới đây cho phép căn nhà của ông thấp hơn mực nước lũ nhưng vẫn khô ráo. Bên cạnh đó là hình ảnh một căn nhà khác với dạng tường vây nổi, giúp cả căn nhà chống được lũ tràn.

Ưu điểm của phương án này là giúp các khu vực bảo vệ xây nhà tự nhiên mà không cần thay đổi kiến trúc lẫn không gian. Tuy nhiên nếu lũ vượt quá tường bao hay tường bị vỡ, người dân trong khu vực hay các gia đình sẽ chịu thiệt hại nặng. Thêm vào đó, việc xây tường bao sẽ giới hạn không gian phát triển của căn nhà hay khu vực.

3. Chống lụt khô

Phương án này cho phép lụt tràn vào đến nhà nhưng bị ngăn ngoài cửa. Để làm được điều này, căn nhà của bạn sẽ phải thiết kế các mối nối rất kín bằng các vật liệu chống thấm. Cửa sổ và cửa chính sẽ phải hàn chặt chống rò nước.

Kiểu chống lụt này đã được thành phố Hefencity tại Đức áp dụng, tạo nên khung cảnh khá đẹp khi nước lũ về nhưng người dân vẫn sinh hoạt bình thường. Ưu điểm của chúng là không làm thay đổi cấu trúc không gian truyền thống của thành phố nhưng cũng khiến chi phí xây dựng, bảo trì các khu vực chống thấm cao hơn.



4. Chống lụt ướt

Thay vì giữ nước ngoài cửa nhà, phương pháp này cho một lượng nước nhỏ tràn vào nhà có chủ đích. Các đồ dùng tầng trệt của căn nhà đều phải được chống nước hoặc nổi được trên mặt nước. Khi lũ lên, dòng nước sẽ tràn qua tầng trệt và chảy tiếp sang đầu bên kia, qua đó giảm áp lực cho nền nhà, tránh được hiện tượng xói mòn và sụp đổ.

Ưu điểm của phương án này là không phải xây dựng thêm nhiều nhưng phải chuẩn bị đồ dùng chống nước cho tầng trệt. Thêm nữa kiến trúc tầng trệt sẽ phải rất thoáng để thoát nước, gây bất tiện cho gia đình.

Ngoài ra, một số kiến trúc sư còn thiết kế hẳn một tầng nền để nước tự động chảy qua mà không làm ướt sàn hay xói mòn chân nhà. Cách này dù không ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình nhưng khi lũ quá lớn vượt mức nền, căn nhà vẫn sẽ bị lụt.

5. Nhà nổi

Một phương án nữa hay được các kiến trúc sư sử dụng ngày nay là nhà nổi. Với việc gắn các phao vào nền nhà giúp chúng nổi lên trên cùng mặt nước, sau đó có các thiết bị cố định lỏng nhằm giữ căn nhà không trôi theo dòng lũ sẽ khiến các hộ gia đính tránh được những đợt lũ lớn.

Phương pháp này được cho là có nhiều ưu điểm nhất khi giữ được kiến trúc cũng như không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Chúng cũng không có hạn chế về mực nước lũ. Tuy nhiên kỹ thuật và chi phí xây dựng các công trình này không phải nhỏ khi dựa vào chất liệu phao.





Theo Tổ quốc/Tổng hợp

Đặc sản biển 468
Tặng quảng cáo FB 1 triệu
TOP