Đừng bán nhà ở xã hội nếu không nắm rõ những quy định này

Ngày đăng: 08/06/2022

Chia sẻ

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội có thể bán nhà ở xã hội sau 5 năm kể từ ngày trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là nhà có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. Theo đó, nhà ở xã hội cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về diện tích theo từng loại nhà cụ thể. Thông thường, ở Việt Nam có 2 loại nhà ở xã hội là nhà chung cư và nhà ở liền kề thấp tầng.

Nhà chung cư

Trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư thì các căn hộ được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, diện tích tối thiểu là 25m2, tối đa là 70m2, đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.


Có thể bán nhà ở xã hội sau khi mua?

Dự án đầu tư xây dựng chung cư nhà ở xã hội được tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên, việc gia tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất phải đảm bảo sự phù hợp với chỉ tiêu dân số, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan, không gian trong phạm vi đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, đồng thời phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó phê duyệt điều chỉnh.

Tuỳ theo tình hình thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh được phép điều chỉnh tăng diện tích sử dụng căn hộ tối đa nhưng mức tăng không quá 10% so với diện tích sử dụng căn hộ tối đa là 70m2, đồng thời phải đảm bảo tỷ lệ số căn hộ trong dự án có diện tích sử dụng trên 70m2 không chiếm quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.

Nhà ở liền kề thấp tầng

Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Các nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014, các nhóm đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở thì được hướng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Có mua bán nhà ở xã hội được không?

Theo Khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014, bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được phép bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở mà chỉ có thể làm việc trên giấy uỷ quyền sử dụng tài sản. Quy định này được đưa ra nhằm tránh tình trạng đầu cơ, làm giá nhà ở phục vụ người có thu nhập thấp.

Trường hợp 1. Chưa đủ 5 năm

Trong thời hạn chưa đủ 5 năm kể từ ngày trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán cho Nhà nước, chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội hoặc đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định. Giá bán lại nhà ở xã hội không được cao hơn mức giá nhà ở xã hội tại cùng địa điểm, thời điểm bán lại nhà đó. Trong trường hợp này, người bán không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp 2. Đủ 5 năm

Khi đã đủ 5 năm trở lên kể từ thời điểm trả xong tiền thì người mua được phép bán cho mọi đối tượng theo giá thoả thuận của 2 bên và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế. Nếu bán cho đối tượng thuộc diện mua nhà ở xã hội theo quy định tại Luật này thì chỉ được bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp sổ đỏ.

Bên cạnh đó, theo Thông tư 139/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 15/11/2016, khi bán lại nhà ở xã hội là căn hộ chung cư, người bán phải nộp cho Ngân sách Nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó, nếu là nhà thấp tầng liền kề thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất.

(Tổng hợp)
Theo Thanh Niên Việt

Đặc sản biển 468
Tặng quảng cáo FB 1 triệu
TOP