Những lưu ý, kiêng kỵ khi thiết kế cổng nhà đẹp

Ngày đăng: 19/10/2021

Chia sẻ

1. Kích thước cổng nhà phù hợp với kích thước cửa chính

Dù theo đuổi bất kỳ phong cách thiết kế nào thì kích thước cổng nhà cũng nên phù hợp với kích thước cửa chính của nhà. Bạn nên sử dụng thước lỗ ban để xác định kích thước cửa hợp phong thuỷ. Khi đó, cổng và cửa chính sẽ có được sự cân bằng. Điều này không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt. Sự hoà hợp này giúp gia chủ có được nhiều tài lộc, may mắn và tránh được những khí xấu.

Cổng nhà nằm trên triền dốc, nền nhà cao hơn mặt sân bởi trường hợp này, lối đi vào nhà theo phong thủy làm cổng nhà cần có bậc tam cấp không quá dốc. Chiều cao một bậc tam cấp tối đa chỉ khoảng 17cm.


Kích thước cổng nhà phải phù hợp với kích thước cửa chính của ngôi nhà. (Ảnh sưu tầm)

2. Vị trí đặt cổng tránh xung tứ sát bên ngoài

Bên cạnh kích thước cổng hợp phong thuỷ thì vị trí đặt cổng cũng là điều mà bạn cần phải lưu tâm. Cổng chắc chắn phải được đặt ở vị trí đắc địa cho việc di chuyển ra vào một cách thuận tiện nhất. Không nên đặt cổng ở những điểm khuất, không thuận lợi sẽ khiến cho việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với người điều khiển phương tiện có kích thước lớn như ô tô, xe máy.

Cổng nhà nên được đặt ở những vị trí mang đến tài lộc và vượng khí. Cần hạn chế tối đa những vật xung sát có thể gây nguy hiểm từ bên ngoài.

Theo phong thuỷ những yếu tố xung sát có thể kể đến như cột điện, giao lộ, cây cổ thụ,… Trong trường hợp không thể tránh được những sự vật đó thì bạn phải tìm cách hoá giải những điềm không may đó.


Không đặt cổng ở những vị trí xung tứ sát. (Ảnh sưu tầm)

3. Thiết kế lối đi không quá hẹp

Không chỉ dừng lại ở kích thước mà khi thiết kế cổng nhà bạn còn phải lưu ý về lối đi vào nhà. Lối đi cần được thiết kế rộng rãi, thông thoáng. Khi đó, vượng khí và tài lộc mới có thể đi thẳng vào nhà mà không bị tiêu hao ở bên ngoài.

Nếu nhà bạn có lối đi khá hẹp thì không nên trồng các cây lớn hay dây leo ở hai bên. Bạn chỉ nên trồng một số cây hoa cỏ nhỏ để tô điểm thêm cho không gian. Khi đó, vừa làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà vừa không làm ảnh hưởng tới phong thuỷ.

4. Những kiêng kỵ khi thi công cổng nhà theo phong thủy

  • Không nên xây cổng quá cao

  • Cổng nhà không được xây đối diện với nhà vệ sinh

  • Không đặt cổng đối xung trực tiếp với con đường

  • Không để hệ thống thoát nước thoát ra ngoài theo hướng cổng chính

  • Nên trồng những loại cây cảnh

Cụ thể các lưu ý này như sau:

Không nên xây cổng quá cao

Không nên xây cổng quá cao làm ngăn chặn các luồng vượng khí vào trong nhà. Do đó, khi thi công cổng nhà bạn nên chừa ra một khoảng không gian để sinh khí có thể lưu thông tốt.

Cổng nhà không được xây đối diện với nhà vệ sinh

Trong phong thuỷ, cổng chính là nơi sinh khí của đất trời đi vào nhà. Nếu như bạn xây cổng đối diện với nhà vệ sinh thì sinh khí sẽ đi thăng vào nơi khí uế, âm khí nặng nề.

Bên cạnh đó, cổng nhà cũng không nên được đặt đối diện phòng ngủ. Bởi vì, phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của gia chủ nên cần phải kín đáo, yên tĩnh. Còn cổng nhà lại là nơi mọi người ra vào thường xuyên, dễ ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi của gia chủ.

Không đặt cổng đối xung trực tiếp với con đường

Việc xây cổng nhà đối xung trực tiếp với con đường không những rất nguy hiểm cho gia đình bạn mà còn không hợp phong thuỷ. Nếu không may các phương tiện trong quá trình di chuyển bị mất lái sẽ đâm thẳng vào cổng nhà.

Không để hệ thống thoát nước thoát ra ngoài theo hướng cổng chính

Trong phong thuỷ, người ta quan niệm rằng nước chính là yếu tố tượng trưng cho đường tài vận của gia chủ. Nếu như để nước trong nhà thoát ra bằng đường cổng chính thì tức là gia chủ làm được bao nhiêu cũng bị hao tổn và mất mát.

Nên trồng những loại cây cảnh

Nên trồng những loại cây như trúc, tre, dừa cảnh,… để trồng trước cổng nhà. Đây là những loại cây có ý nghĩa phong thuỷ mang đến điềm lành cho gia chủ, việc làm ăn phát tài phát lộc. Và nên tránh trồng cây đa, cây mít, cây liễu,…

Cổng nhà có thiết kế chữ L ngược được xem là điều kiêng kỵ

Cổng chữ L còn được gọi là cổng số 7, theo Hán tự nghĩa là Thất tức là mất mát, không may mắn. Chính vì thế, bạn tuyệt đối nên tránh mẫu thiết kế cổng nhà chữ L ngược.

5. Cổng hai nhà đối diện nhau có sao không?

Theo phong thủy, cổng đối cổng là điều không tốt. Nếu cửa đối cửa ở hai vị trí gần nhau sẽ tạo ra dòng khí xung đối không tốt đến hòa khí gia đình. Cửa chính đại diện cho miệng, nếu cửa hai nhà đối diện nhau khiến gia chủ khắc khẩu.

Ngoài ra, việc cửa cổng hai nhà đối diện nhau là phạm xung sát, ảnh hưởng trực tiếp đến người trong gia đình.

Nếu cửa mở các hướng là Đông, Đông Bắc, Bắc, Tây Bắc thì khiến trụ cột trong gia đình gặp thị phi, sức khỏe bị ảnh hưởng và tài lộc của gia đình đi xuống.

Cửa chính đối diện với cổng nhà hàng xóm là hoàn toàn không tốt. Điều này khiến một trong hai gia đình dù có tiền tài cũng không cánh mà bay. Vậy nên khi làm nhà nên tránh đặt cổng nhà mình đối diện với nhà hàng xóm.

6. Phong thủy của nhà có hai cổng có tốt không?

Nhà có 2 cổng tức là ngôi nhà có cửa chính, cửa sau hoặc cửa bên hông cửa chính, thường có ở ngôi nhà vườn rộng.

  • Trên thực tế, nhà có hai cổng chính khiến sinh hoạt thuận tiện nhưng dễ xảy ra trộm cắp nếu không bảo đảm an ninh cho ngôi nhà.

  • Theo phong thủy, nhà có hai cổng thì hướng hai cổng cần căn cứ theo bát trạch. Gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh sẽ đặt cổng hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc, gia chủ thuộc Đông Tứ Mệnh thì nên đặt cổng ở hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam.

Theo 1991 DESIGN STUDIO

Đặc sản biển 468
Tặng quảng cáo FB 1 triệu
TOP