Đây là vị trí bàn thờ quen thuộc của người Việt Nam trong thiết kế nội thất. Tủ thờ hoặc bàn thờ đều được đặt dưới vị trí sàn nhà, chính giữa và nhìn thẳng ra cửa chính. Đây là cách bố trí phù hợp với những không gian sống có diện tích tốt. Đặc biệt là những căn nhà phố, nhà đất thì không nên đặt bàn thờ ở khu vực quá gần với cửa chính.
Khi đặt bàn thờ ở sàn nhà, gia chủ cần lưu ý đến chiều cao của bàn thờ cần cao hơn đầu người để tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên trong nhà. Gia chủ cũng nên lưu ý không để mặt bằng bàn thờ thấp dưới sàn nhà, hoặc thấp hơn chiều cao cơ bản của người Việt Nam, bởi khi thắp nhang cầu khấn gia chủ sẽ phải cúi nhìn.
Đây là cách đặt bàn thờ thường được áp dụng trong căn hộ chung cư có diện tích nhỏ. Bởi khi đặt bàn thờ treo tường, diện tích mặt sàn không bị ảnh hưởng mà vẫn đảm bảo tôn kính, nghiêm trang khi thờ cúng.
Để đặt bàn thờ ngay trong không gian phòng khách, gia chủ nên tránh các điểm như: tránh xà nhà, tránh gầm cầu thang, không đối diện với phòng, xa nhà vệ sinh, với những nhà lắp đặt bể cá cảnh trong nhà thì không nên đặt bàn thờ đối iện với bể cá.… để đảm bảo được sự tôn kính, trang nghiêm với bầu không gian trong lành nhất. Bàn thờ ở phòng khách sẽ đặt ở ngay trung tâm, đối diện cửa chính.
Bàn thờ thường được đặt cao hơn đầu hoặc ngang tầm mắt. Tuy nhiên, các bàn thờ thần tài, thổ địa thường sẽ được đặt ở nơi sát đất. Tránh để bàn thờ thấp hơn đầu người bởi trong các nghi lễ thờ cúng; nếu cúi xuống để cầu khấn sẽ trở thành một điều kiêng kị trong văn hóa tâm linh người Việt. Cho nên việc bố trí về độ cao của bàn thờ cũng tương đối là quan trọng.
Kích thước của bàn thờ cũng phụ thuộc vào nhu cầu của gia chủ kết hợp với diện tích của từng không gian. Với những căn nhà có diện tích phòng khách rộng lớn, gia chủ có thể thoải mái chọn một chiếc tủ thờ có diện tích theo mong muốn. Tuy nhiên, với những phòng khách nhỏ, hãy tính toán diện tích cho bàn thờ một cách phù hợp để không làm mất thẩm mỹ không gian.
Về màu sắc bàn thờ, gia chủ nên lựa chọn màu gỗ tự nhiên. Đây là màu sắc trầm ấm và tượng trưng cho sự may mắn. Sự mộc mạc, gần gũi này sẽ mang lại cho gia chủ cảm giác yên bình, dễ chịu. Hạn chế sử dụng tủ thờ màu đen hoặc màu trắng.
Bàn thờ là nơi có nguồn năng lượng sáng tự nhiên để dễ dàng quan sát cũng như thể hiện sự tốn kính nơi thờ cúng. Bàn thờ tại phòng khách thường được hưởng trọn vẹn ánh sáng tự nhiên vậy nên gia chủ cần lưu ý đến các ô cửa sổ lớn cho phòng khách. Ngoài ra, ánh sáng của bàn thờ cũng nên sử dụng các loại màu vàng ấm để phù hợp cũng như tạo sự khác biệt, riêng tư.
Để có bàn thờ hợp phong thủy trong phòng khách, gia chủ nên lựa chọn tủ có chất liệu từ gỗ tự nhiên. Các loại gỗ tự nhiên, gỗ quý bền đẹp thường được sử dụng để làm tủ thờ như: gỗ mít, gô vàng tâm, gỗ thị, gỗ dổi,… là những gợi ý rất phù hợp với đời sống thẩm mỹ cũng như tín ngưỡng của người Việt Nam. Sử dụng gỗ tự nhiên mang lại sự tôn kính nhất định, màu sắc của gỗ tự nhiên cũng rất phù hợp với không gian cần sự tôn kính như phòng thờ. Các loại gỗ được lựa chọn ở trên thường được chọn làm bàn thờ là do gỗ mít dễ tìm và phổ biến ở hầu như các vùng miền nông thôn của nước ta. Ngoài ra, gỗ mít lại dễ chạm khắc, nhẹ, dễ treo hay ít cong vênh và không bị mối mọt. Bên cạnh đó, gỗ mít và gỗ vàng tâm đều có mùi thơm như mùi hương trầm nên được lựa chọn hàng đầu cho việc làm bàn thờ.
Ngoài ra, gia chủ không nên chọn các loại gỗ cứng, khó chạm khắc và uốn nắn, dễ mối mọt và bàn thờ được làm để sử dụng trong thời gian khá dài. Bên cạnh đso, chọn gỗ làm bàn thờ cũng nên sử dụng gỗ sạch nguyên tấm để cho ra đời sản phẩm chắc chắn, bền đẹp.
Không nên: Khi làm bàn thờ cần tránh lựa chọn các loại gỗ cứng, khó chạm khắc, uốn nắn và dễ mối mọt vì bàn thờ được làm để sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, khi chọn gỗ làm bàn thờ cũng cần lưu ý sử dụng gỗ sạch nguyên tấm và đặc biệt tránh ghép 2 mảnh làm một.