Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về mâm đồ lễ cúng nhập trạch về nhà mới. Trong lễ nhập trạch có 3 công việc quan trọng mà gia chủ nhất định phải quan tâm, đó là sắm lễ, thủ tục và văn khấn. Mâm cúng được coi là món quà ra mắt của gia chủ đối với thổ địa thần linh và gia tiên. Tùy vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình có thể sắm đầy đủ hoặc rút gọn nhưng không thể bỏ qua. Có thể không đầy đủ nhưng phải làm cẩn thận để mọi việc được hanh thông, cuộc sống sau này trong nhà mới được thuận buồm xuôi gió, cả gia đình mạnh khoẻ, an lành…
Tuỳ theo tỉnh thành, vùng miền khác nhau mà các món trong mâm lễ cúng nhập trạch có sự khác nhau nhất định, tuy không nhiều. Theo nghi lễ dân gian, có thay đổi phù hợp với thực tại thì mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 phần chính là hoa quả, rượu thịt và vàng mã.
- Nhang đèn, hương hoa, trầu cau là những lễ vật không thể thiếu trong bất cứ phong tục lễ cúng nào của người Việt, và lễ cúng nhập trạch cũng không ngoại lệ.
+ Mâm vàng mã cúng nhà mới bao gồm: hoa tươi, nhang, 1 cặp đèn cầy đỏ, 3 miếng trầu cau đã têm, bộ giấy tiền vàng mã (cúng thần linh thổ địa, gia tiên) nếu bạn hỏi các nơi bán vàng mã họ sẽ tư vấn cho mua rất nhiều thứ không cần thiết như: ngựa, cờ, kiếm, lọng, giấy tiền cúng chúng sinh..., 1 đĩa gồm một nửa muối và 1 nửa gạo và 3 hũ nước, muối, gạo.
+ Hoa cúng nhập trạch có thể linh hoạt chọn loại theo mùa: Hoa cúc mùa nào cũng có là lựa chọn số một màu vàng trắng đều được, hoa huệ, hoa hồng, hoa lay ơn, hoa sen ... cắm lọ cần chọn số bông lẻ.
- Đối với phần ngũ quả, người ta thường sử dụng ít nhất là 5 loại quả trở lên, mùa nào quả nấy bày biện theo số lẻ lên đĩa cúng. Ví dụ: nải chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu, dừa, dưa hấu... Các trái phải được chọn lựa theo tiêu chí to, đẹp, không bầm, dập, thối. Sau khi rửa sạch phải xếp ngay ngắn lên đĩa sao cho đẹp mắt.
- Tùy vào gia chủ ăn chay hay không mà có thể chọn cúng mâm cơm chay hoặc cơm mặn. Với mâm cơm mặn - Mâm rượt thịt bao gồm: 1 bộ tam sinh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc để nguyên con, 3 chén trà, 3 chén rượu và 3 điếu thuốc, các món ăn mặn có thể có khác như món xào, món canh … Với mâm cỗ chay, bạn có thể chuẩn bị 4-5 món tùy vào mỗi gia đình, có thể chọn một vài món đơn giản nhưng không kém phần trang trọng như nem chay, rau củ xào, canh nấm, xôi... Để đỡ tốn kém chi phí bạn có thể chuẩn bị mâm cúng nhập trạch đơn giản tùy theo điều kiện nhà mình. Quan trọng nhất đó là thành tâm, do đó, chỉ cần mâm cúng của bạn bày biện gọn gàng, sạch sẽ là có thể làm lễ cúng bình thường chứ không nhất thiết phải giống như trên vì còn tuỳ thuộc khả năng mỗi gia đình.
- Mâm cúng nhà mới đặt ở đâu? Đặt mâm cúng lên bàn cho trịnh trọng,sắp xếp đồ lễ cho đẹp mắt. Đích thân chủ nhà thắp nén nhang, cắm vào bát hương để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng. Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ khấn báo cáo mời gia tiên về nhà mới.
Cúng khai trương văn phòng, cửa hàng, kho hàng ... cũng làm tương tự. Nếu văn phòng to thì có thể thay thế gà bằng lợn quay nguyên con, hoặc đầu lợn cho hoành tráng.
Tại các thành phố lớn có rất nhiều nhà hàng cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng nhà mới, ưu điểm là không mất thời gian chuẩn bị, bạn chỉ cần lên danh sách họ sẽ mang tới đủ không thiếu gì, tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi thì gia chủ tự tay nên chuẩn bị thể hiện sự thành tâm đối với thần linh, gia tiên. Quá trình chuẩn bị đồ lễ bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn, niềm vui, niềm hân hoan đón chào gia đình về với nơi ở mới.
- Rất nhiều người băn khoăn về hướng đặt mâm lễ nhà mới ở đâu? Bản thân ngôi nhà bạn đã ở hướng hợp với gia chủ nên không nhất thiết phải tìm hướng nào tốt để đặt mâm. Mâm lễ nhập trạch đặt chính giữa ngôi nhà là tốt nhất.
Theo Chuyển nhà An Phát