Mượn tuổi làm nhà và 5 kiêng kị bạn cần phải biết!

Ngày đăng: 26/08/2022

Chia sẻ


Mượn tuổi làm nhà và 5 kiêng kị bạn cần phải biết!

Mượn tuổi làm nhà là gì? Mượn tuổi làm nhà có tốt không? Cách mượn tuổi làm nhà có phức tạp không? Những điều kiêng kỵ khi mượn tuổi làm nhà là gì?

Chúng ta hãy cùng tham khảo ngay những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!

MƯỢN TUỔI LÀM NHÀ LÀ GÌ? TẠI SAO BẠN CẦN

Theo phong tục người phương Đông thì việc xem tuổi xem ngày để cưới xin, làm nhà khá quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tuổi đẹp hay ngày đẹp để tiến hành làm các thủ tục này. Do đó, khái niệm “mượn tuổi” ra đời để giải quyết vấn đề này.

Mượn tuổi là mượn mệnh của người khác để có thể nhờ vào sinh tốt của người đó. Thông qua mệnh của người mượn, gia chủ có thể tránh được các vận hạn của mình. Cụ thể, gia chủ có thể tránh được tam tai, kim lâu, hoàng ốc hoặc những yếu tố phạm phong thủy nhà ở khác…

TẠI SAO BẠN PHẢI MƯỢN TUỔI?

Một số lý do để bạn phải mượn tuổi người khác trong quá trình làm thủ tục xem ngày, xem tuổi làm nhà như:

  • Tránh được các vận hạn, xui xẻo trong phong thủy do không được tuổi.
  • Mượn tuổi hợp hơn để có được sinh khí tốt, tài lộc hơn.
  • Đảm bảo được các yếu tố về phong thủy giúp gia chủ và gia đình sống thuận lợi, thoải mái hơn…

Nếu cần làm nhà mà không được tuổi thì gia chủ nên mượn tuổi để tránh xui xẻo.

Chính vì thế, nếu mà không dời thời gian lại được, bạn có thể mượn tuổi để thực hiện công việc.

MƯỢN TUỔI LÀM NHÀ CÓ TỐT KHÔNG?

Như đã giải thích trên thì việc bạn mượn tuổi khá tốt. Do làm nhà là việc lớn, chạm đến nhiều yếu tố phong thủy khác nhau. Vì thế, nếu gia chủ không được tuổi thì bạn nên mượn tuổi để tránh vận hạn trong phong thủy. Đặc biệt, gia chủ nên mượn tuổi của người nam và lớn tuổi hơn bạn càng tốt.


Việc xây dựng nhà cửa cũng cần chú ý đến vấn đề phong thủy.

Vậy thì, ngược lại, bạn có nên cho người khác mượn tuổi làm nhà không? Nên, vì bạn đang làm việc tốt và tự tạo phúc đức cho chính bản thân mình. Vì cho người khác mượn tuổi tức là bạn đang giúp đỡ họ tránh được các vận hạn của chính họ.

MƯỢN TUỔI LÀM NHÀ THƯỜNG XUYÊN ĐƯỢC ÁP DỤNG

Cách mượn tuổi làm nhà thường được các thầy phong thủy xem và hướng dẫn. Cụ thể thường là:

  • Ngưởi mượn tuổi thường là người nam. Trong phong thủy, nam thường là người khai môn lập hướng phù hợp nhất. Nó giúp thầy phong thủy định được các vấn đề liên quan đến yếu tố cát – hung.
  • Vai trò của người cha, người ông được đánh giá là gốc rễ của gia đình. Do đó, mượn tuổi của người càng lớn tuổi càng tốt. Vì tuổi tác thể hiện sự bền vững, trụ cột trong gia đình…

Các nghi lễ mượn tuổi thường được các thầy phong thủy xem và hướng dẫn.

Chính vì thế, mượn tuổi bố làm nhà cho con được các gia đình sử dụng rất phổ biến.

THỦ TỤC MƯỢN TUỔI ĐÚNG CÁCH

Để mượn tuổi theo đúng phong thủy, bạn cần phải thực hiện một số các bước cơ bản như:

  • Chủ nhà phải làm giấy tờ bán nhà tượng trưng với người mượn tuổi để cúng thần linh.
  • Người mượn tuổi sẽ là người đứng ra chủ trì lễ động thổ theo hướng dẫn.
  • Quá trình làm lễ, người mượn tuổi sẽ đóng vai như chủ nhà và chủ nhà không được can thiệp vào.
  • Thủ tục mượn tuổi làm nhà khi nhập trạch cũng sẽ được thầy phong thủy hướng dẫn cho người mượn tuổi.
  • Chủ nhà và người mượn tuổi sẽ làm thủ tục mua lại nhà để báo cáo lên thần linh. Việc mua bán tượng trưng này sẽ phải có giá cao hơn lúc mua.

Trong nhiều trường hợp, gia chủ có thể mượn tuổi của những người trong nhà, họ hàng… 

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI MƯỢN TUỔI

1. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHO NGƯỜI THỨ 2 MƯỢN TUỔI 

Tức là người được mượn tuổi rồi thì tuyệt đối không được cho người khác mượn tuổi trong cùng thời gian. Đặc biệt là khi người mượn tuổi chưa hoàn tất thủ tục xây dựng nhà cửa. Điều này có thể sẽ gây ra vận hạn đen đủi cho cả hai gia chủ đã mượn tuổi.

Chính vì thế, khi bạn mượn tuổi thì cần tìm hiểu và hỏi kỹ người được mượn tuổi. Vấn đề này khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến bạn và cả gia đình sau này.

2. TUYỆT ĐỐI KHÔNG MƯỢN TUỔI NGƯỜI ĐANG CHỊU VẬN HẠN

Bản thân bạn đã không được tuổi để làm nhà nên phải đi mượn tuổi để tránh rủi ro xui xẻo. Do đó, khi mượn tuổi người khác bạn cũng phải kiểm tra kỹ ngày sinh tháng đẻ của họ. Đồng thời nhờ thầy phong thủy kiểm tra xem người mượn tuổi có phạm vào tam tai, kim lâu hay hoàng ốc gì không? Đặc biệt, gia chủ tránh mượn tuổi những người đang có tang.

3. KHÔNG MƯỢN TUỔI KHI CHỈ SỬA LẠI NHÀ CỬA

Nếu gia đình bạn chỉ có sửa sang lại nhà cửa thì không cần phải mượn tuổi. Mượn tuổi chỉ thực hiện khi bạn cần động thổ, tức là có sự tác động đến phần nền đất của gia đình. Vì vậy, nếu chỉ cần sửa nhà thì bạn hãy chọn ngày đẹp để tiến hành làm lễ dâng báo cáo thần linh.

4. MƯỢN TUỔI LÀM NHÀ CẦN LÀM THEO ĐÚNG TRÌNH TỰ THỦ TỤC

Phong thủy luôn có sự vận hành riêng, chỉ cần một sự xáo trộn cũng sẽ làm thay đổi kết quả. Vì thế, trong quá trình làm lễ mượn tuổi, gia chủ cần làm đúng trình tự các thủ tục đã được hướng dẫn. Không nên vì bất kỳ một lý do gì để việc thực hiện xảy ra sơ suất không đáng có.


Phong thủy luôn có sự vận hành riêng.

5. KHÔNG NÊN CHỌN NGƯỜI MƯỢN TUỔI QUA LOA

Vấn đề mượn tuổi khá quan trọng vì nó ảnh hưởng lâu dài cả sau khi hoàn tất thủ tục xây nhà. Vì thế, bạn nên mượn tuổi của người thân, mượn tuổi người trong gia đình. Hoặc là nên mượn tuổi những người có quan hệ tốt đẹp để tránh những xích mích trong quá trình đang làm lễ.

MƯỢN TUỔI LÀM NHÀ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

LỄ VẬT CẦN CHUẨN BỊ KỸ KHI CÚNG ĐỘNG THỔ

  • Mâm ngũ quả, hoa tươi.
  • Nhang đèn, bộ tam sên (gồm 1 con tôm, 1 trứng vịt, 1 miếng thịt đã được luộc chín)
  • Dĩa xôi thịt.
  • 3 miếng trầu cau đã được têm sẵn.
  • Giấy mã vàng bạc.
  • 1 dĩa muối và chuẩn bị 3 hũ nhỏ đựng gạo, muối và nước.

Khi cúng xong thì đốt giấy mã vàng bạc, người làm lễ rắc muối gạo sau đó mới tiến hành động thổ. Và người mượn tuổi cũng là người sẽ đọc văn khấn mượn tuổi làm nhà, hoàn tất thủ tục làm lễ. Riêng 3 hũ nhỏ đựng gạo, muối và nước riêng thì cất riêng để sau khi nhập trạch thì để lên bàn thờ Táo quân.  

TRẢ LỄ MƯỢN TUỔI CẦN BIẾT

Sau khi hoàn thành quá trình làm nhà mới. Khi chuyển vào nhà mới, bạn sẽ làm thủ tục chuộc nhà đối với người mượn tuổi. Cụ thể sẽ bao gồm các bước sau:

  • Khi trả lễ thì gia đình chủ nhà cần phải có đầy đủ các thành viên.
  • Chọn giờ đẹp hay còn gọi là giờ hoàng đạo để cất những món đồ giá trị vào tủ.
  • Chuyển các vật dụng, đồ đạc của gia đình vào nhà.
  • Tiến hành thắp hương và làm lễ nhập trạch.
  • Sắp xếp và bố trí lại đồ đạc trong nhà sao cho ngăn nắp và gọn gàng.

Đặc biệt, khi làm lễ thì người được mượn tuổi vẫn là người làm lễ. Sau khi hoàn tất thủ tục chuộc nhà thì ngôi nhà mới trở về đúng gia chủ.

Theo Mogi

Tặng quảng cáo FB 1 triệu
TOP