12 Vị Đông Y & Những Câu Chuyện Trường Sinh

Ngày đăng: 18/10/2023

Chia sẻ

Phong Thủy Tường Minh chia sẻ đến các bạn về những vị thuốc trường sinh, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ mà trong tác phẩm nói về thuật tu tiên trường sinh Bão Phác Tử của tác giả Cát Hồng (thời nhà Tấn) có nhắc đến. Đồng thời, chúng tôi cũng sưu tầm một số câu chuyện thú vị về tác dụng của các vị thuốc này để bạn tham khảo.

Người sử dụng thảo mộc và trái cây để giữ gìn cơ thể và sống thô bằng cách uống thuốc được gọi là Phi Hành Tiên. Nhiều người tu tập sử dụng hỗn hợp thảo mộc và trái cây để trường sinh bằng cách sử dụng 12 loại như sau:

Sơn Thù Du & Ba Kích Thiên

2 loại thảo dược này được Càn Long sử dụng thường xuyên nên có thể sống đến 89 tuổi, là vị vua sống lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa. Vốn dĩ các vị vua Trung Hoa thường có tuổi thọ ngắn vì hưởng lạc quá độ.

Khi sứ thần nước Anh đến thăm ông thi ông đã 83 nhưng trông như ngoài 60 và vẫn khoẽ mạnh hơn nhiều thanh niên.

Vị của Sơn Thù Du hơi chua, chủ yếu tìm thấy ở vùng núi nên được gọi là Sơn Thù Du.

Vi sao Sơn Thù Du lại được xem là vị thuốc trường sinh ? Vì cây này ra hoa vào tháng 5 nhưng đến tháng 11 thì mới đậu quả, tức là loại cây này có thời gian nở hoa lâu nhất so với những loài thực vật khác.

Chưa kể đó là tháng 11 khi các loài cây khác đều chết thì cây sơn thù du không những vẫn sống sót mà còn đậu quả đẹp. Thời gian đậu quả lâu biểu thị cho sức sống bền bỉ, trường thọ và kháng chịu được nhiệt độ mùa đông lạnh giá biểu thị sự kiên cường cứng rắn.

Cây Địa Hoàng hay còn gọi là Sinh Địa, Cây Thục Địa

1 vị quan vào thời nhà Minh (1368 - 1644) họ Lâm có con gái vào năm 104 tuổi và thường sử dụng Sinh Địa.

Cách sử dụng của người Hoa là đun sôi 10 lần, phơi dưới nắng mặt trời 9 lần cho đến khi đen bóng như mực. Tại sao phải mất công như vậy vì Địa Hoàng thô thì làm giảm nhiệt trong máu, trong khi Địa Hoàng qua chế biến thì có thể chữa chứng thiếu máu. Do đó trong Đông Y thì Địa Hoàng thô và đã qua chế biến được xem như 2 vị thuốc khác nhau.

Câu Kỷ

Có một câu chuyện về một vị lữ khách khi đi ngang qua một khu làng thì thấy một thiếu nữ trẻ đánh một ông già tóc bạc phơ. Người thiếu nữ trông như 15-16 tuổi còn ông già thì như 80 - 90. Vị khách hỏi tại sao lại đánh ông thì cô trả lời vì ông không chịu uóng thuốc nên trông quá già và cô là cháu gái của ông lão này. Vị khách hỏi năm nay cô gái bao nhiêu tuổi thì cô gái nói rằng năm nay cô 372 tuổi. Và vì cô uống Câu Kỷ hàng ngày nên trẻ trung như vậy.

Lý Thời Trân, vị thầy thuốc vĩ đại nhất trong một quyển sách xuất bản năm 1578 có nói rằng có môt ngôi làng ở Nan Qiu cả làng đều có thói quen ăn câu kỷ và đa phần đều sống rất thọ. Một nhà thơ cũng từng ca ngợi và nói rằng ngay cả giếng nước ở gần câu kỷ nếu uống cũng giúp người ta sống thọ.

Ngoài ra, câu kỷ cũng có tác dụng làm đẹp. Một bài báo từng viết rằng một phụ nữ xinh đẹp trong 1 gia đình gìau có thường uống trà câu kỷ và ăn hạt câu kỷ mỗi ngày, trông trẻ trung hơn tuổi thật 20 năm.

Hạt của cây này là vị thuốc, rễ cũng có lợi. Có một câu chuyện là một vị học giả thắc mắc vì sao cây này đẹp như vậy, khi đào lên thì thấy rễ như 2 con chó ôm lấy nhau. Sau khi rửa sạch và đun sôi với nước, ăn được vài ngày thì ông cảm thấy người nhẹ bỗng như bay lên được.

Từ cách đây hơn 2000 năm thì Câu Kỷ đã được dùng nhiều trong Đông Y, giúp bổ gan thận và ích máu. Người ta cũng nấu canh, hầm, làm trà và rượu, nhai như đồ ăn vặt.

La Hán Quả

Đây là loại cây không thể ăn sống trừ khi đun lên. Trong hàng trăm năm thì loại quả này chuyên sống tại vùng Quảng Tây. Người dân Quảng Tây gọi đây là trái trường sinh vì sử dụng nó sẽ giúp trường thọ.

Vì hình dáng của nó tương tự như bao tử nên người dân gọi nó là bao tử vị La Hán. Gần đây họ còn phát hiện La Hán Quả có chất phòng ung thư. Theo một báo cáo của Nhật thì La Hán Quả chứ một hợp chất ngọt hơn 300 lần so với đường, tuy vậy người Hoa tin rằng nó tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Bá Tử Nhân

Tần Thuỷ Hoàng là vị vua đầu tiên của Trung Hoa. Ông có cung điện chứa hơn 3000 phi tần nhưng ngay sau khi ông mất thì cung điện bị đốt cháy hoàn toàn, tất cả phi tần hoặc trốn thoát hoặc bị đuổi ra khỏi kinh thành, duy nhất còn lại 1 cô gái chạy trốn mãi trong rừng.

Sau khi cô trốn trong rừng thì rất đói và không có gì để ăn. Cô gặp một ông lão khuyên nên ăn hạt Bá Tử Nhân, mặc dù có vị khá khó ăn nhưng dần dần thì cô cũng quen. Sau đó cô có sức khoẻ rất tốt trong việc chống chọi gía lạnh mùa đông và cái nóng thiêu đốt của mùa hè.

Mãi cho đến hơn 150 năm sau thì một nhóm thợ săn phát hiện cô trong rừng, cô khoả thân và có mái tóc đen dài và chạy trốn nhanh như khỉ. Tò mò thì đám thợ săn bắt cô và khi thẩm vấn thì phát hiện cô là phi tần của Tần Thuỷ Hoàng, đến lúc đó thì đã hơn 200 tuổi.

Hắc Chi Ma (Vừng Đen)

Một phụ nữ ăn vừng đen trong suốt hơn 80 năm có tuổi thọ đến hơn 90 tuổi và trông vẫn trẻ trung như thiếu nữ. Ở độ tuổi 90 thì. bà vẫn có thể đi bộ 150km một ngày và chạy nhanh như hươu.

Có thể đun sôi và biến vừng thành các viên thuốc to lớn. Nếu sử dụng 1 viên mỗi ngày trong suốt 1 năm thì sẽ có làn da sáng bóng. Dùng trong 2 năm thì tóc bạc sẽ đen. Dùng 3 năm thì răng rụng mọc lại, dùng 4 năm thì khỏi hoàn toàn bệnh tật, dùng trong 5 năm thì chạy nhanh như ngựa, và cả đời sẽ sống thọ. Dưới quan điểm của khoa học hiện đại thì mè đen có vitamin E nến giúp sống thọ.

Ngũ Gia Bì

Theo Lý Thời Trân thì có khoảng 5-6 vị học giả hoặc quan chức thời xưa đã từng sống đến hơn 300 năm tuổi vì uống rượu ngâm rễ cây ngũ gia bì.

Một báo cáo của xí nghiệp Dược Phẩm Thượng Hải số 17 nói rằng trong số 43 trường hợp bị ung thư máu thì khi điều trị với vị thuốc này, đến 70.4% gia tăng bạch cầu trong vòng 2 tuần. Trong số các bệnh nhân này thì có đến 37 người đang điều trị bằng hoá trị và xạ trị. Việc điều trị bao gồm uống 3.6 g vị này mỗi ngày, trong vòng 3 - 15 ngày.

Một báo cáo khác ở 10 bệnh viện khắp Trung Quốc thì trong số 113 ca bệnh ung thư máu điều trị hoá trị và xạ trị thì 13.7% có hiệu quả rất tích cực trong khi 74.5% cho kết quả tốt.

Do đó người Trung Quốc còn gọi đây là cây nhân sâm gai.

Điềm Hạnh Nhân & Khiếm Thực

Một người phụ nữ 60 tuổi bị bệnh nặng và còn bị thừa cân béo phì. Thấy rằng không có gì giúp được cho bà, gia đình đã bắt đầu lo chuẩn bị hậu sự cho bà. Lúc này, một lương y đã kê cho bà dùng 450g Điềm Hạnh Nhân và 450g Khiếm Thực giã thành bột nhuyễn và dùng thường xuyên. Ngay khi bà dùng hết phần thuốc bột trên thì bà đã khỏi bệnh hoàn toàn. Khiếm Thực có hình thù giống như đầu gà nên người Hoa còn gọi là Kê Đầu Thực.

Có 2 loại Hạnh Nhân là Hạnh Nhân đắng gọi là Khổ Hạnh Nhân và Hạnh Nhân ngọt gọi là Điềm Hạnh Nhân. Điềm Hạnh Nhân lớn hơn Khổ Hạnh Nhân. Điềm Hạnh Nhân tốt cho phổi, giảm ho, và tốt cho người ho lâu ngày kinh niên hay ho khan.

Trong tác phẩm của mình xuất bản năm 682, Dược Vương (tức vua thuốc) danh y Tôn Tư Mạc (581 - 682) đã giới thiệu một công thức trường sinh bao gồm Điềm Hạnh Nhân. Bạn sử dụng 5kg Điềm Hạnh Nhân rang trên lửa nhỏ cho đến khi khô, nghiền thành bột, hoà vào rượu gạo. Tiếp theo dùng 2.5kg mật ong để tạo ra 7.5 kg hỗn hợp, sau đó đun sôi trên lửa nhỏ, cho đến khi đặc sệt. Sau đó đổ vào hũ và khoá chặt. Dùng 20 - 35g cho người vừa ốm dậy để hồi sức và đạt trường sinh.

Hà Thủ Ô

Truyền thuyết kể rằng, thời xưa ở huyện Nam Hà, có người thanh niên tên Điền Nhi, vốn sinh ra đã yếu đuối, gầy gò, hay hoa mắt chóng mặt, mắc nhiều bệnh tật. Thường đi nhiều nơi để tìm thảo dược chữa trị.

Một ngày, Điền Nhi đi đến trước cửa một ngôi miếu, người đói lả, liền ngã gục xuống đất, sau bái vị đạo sĩ ở miếu nọ làm thầy. Điền Nhi chuyên tâm tu luyện đạo thuật, sau thấy cơ thể khỏe mạnh dần. Thời gian thấm thoát trôi qua, Điền Nhi lúc này đã ngoài 50 tuổi, vẫn chưa lập gia đình.

Một ngày nọ, Điền Nhi cùng gặp gỡ bạn bè uống rượu, trên đường trở về vì say quá nên nằm ngủ quên ở một con đường nhỏ, dưới anh trăng mờ, Điền Nhi thấy hai cây leo cách nhau 3 thước (khoảng 1m) quấn với nhau, lâu lâu lại rời nhau ra rồi lại quấn với nhau, cứ mãi như vậy.

Điền Nhi nhìn thấy cảnh này, thấy làm lạ lắm, đột nhiên tỉnh táo, tò mò lần tới gốc cây dây leo này, đào xuống dưới, thấy nhiều củ với nhiều kích thước to nhỏ, hình dạng dài ngắn khác nhau. Điền Nhi liền mang về miếu thỉnh giáo đạo trưởng cùng các đạo sĩ, nhưng không ai biết đến loại cây này.

Một ngày, Điền Nhi lên núi, tình cờ gặp một ông già, dáng đi mau lẹ, tai tinh mắt sáng, râu dài tóc đen, Điền Nhi liền lại gần hỏi ông già cây nọ, và kể lại cho ông nghe sự lạ mà Điền Nhi đã gặp đêm trước. Ông già nghe xong liền nói, loài dây leo này tương giao (ý nói quấn vào rồi lạo rời nhau ra) như vậy, quả thực là sự kỳ quái, như là có rồng phượng ở trong vậy, có lẽ là điềm lành, là thần dược mà ông trời đã ban cho, nên hay cứ thử dùng nó xem.

Điền Nhi nghe ông già nói thấy cũng hợp lý, liền cảm ơn ông già nọ, khi nhìn lên đã thấy ông già biến đâu mất, không khỏi kinh hãi đến toát mồ hôi.

Khi quay về, Điền Nhi nghiền củ này ra thành bột, mỗi ngày đều uống, dùng một thời gian thấy cơ thể ngày càng khỏe mạnh, các bệnh đều tiêu tan hết, dùng liền một năm thì râu tóc liền trở lại màu đen, da dẻ hồng hào, mặt mũi đầy đặn, giống như được cải lão hoàn đồng.

Đến năm 60 tuổi thì cưới một cô gái trẻ xinh đẹp, sinh liền được mấy đứa con. Điền Nhi rất sung sướng, liền đổi tên là Năng Tự. Năng Tự truyền lại cách sử dụng cây thuốc cho con trai là Diên Tú, lại truyền tiếp cho cháu nội sau này là Hà Thủ Ô.

Hà Thủ Ô dùng vị thuốc này, râu tóc đen mãi đến khi già mà không bạc, cơ thể cường tráng, còn đàn cháu đống, đến 130 tuổi mà râu tóc vẫn chưa bạc, đen bóng như bọn thanh niên. Hàng xóm của ông mới hỏi Thủ Ô là có dùng thuốc gì để trường sinh như vậy, Thủ Ô bèn mang củ này đưa cho mọi người xem, nhưng không ai biết củ này là củ gì, một người đứng đầu trong mọi người nói, đã không biết đó là củ gì thì hãy gọi củ này là Hà Thủ Ô, từ đó công dụng của Hà Thủ Ô được lưu truyền trong dân gian, sau này cũng được các thầy thuốc sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Có nhà khoa học tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm động vật cùng được đặt trong điều kiện phòng lạnh -5 độ C trong hơn 17h đồng hồ. Trước khi cho vào phòng lạnh thì có 1 nhóm động vật đã được dùng Hà Thủ Ô trong vòng 2 tuần. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ tử vong của nhóm động vật được cho sử dụng Hà Thủ Ô là 32.3% trong khi tỷ lệ tử vong của nhóm động vật không có sử dụng Hà Thủ Ô là 67.7%.

Nước Bọt

Đức Phật có nói:  

Kiên cố luyện tân dịch chẳng ngừng nghỉ, thành tựu nhuận đức, gọi là Thiên Hành Tiên.”

Tân Dịch là nước bọt. Những người tu này sẽ dùng cách kiểm soát nước bọt để tu tập trường sinh.

Theo Đông y, nước bọt vị mặn, tính bình, không độc, là một loại tân dịch hình thành bởi sự kết hợp tinh túy nhất giữa nước và ngũ cốc, có công dụng nhuận ngũ tạng, bổ não ích tủy, làm tăng nguyên khí ở đan điền, tăng tân dịch, giải độc trừ tà, làm sáng mắt, mềm da, thông khiếu và kéo dài tuổi thọ, thường được dùng để bồi bổ tạng phủ, chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, phá các màng mộng, giải độc... Y thư cổ viết: "Nước bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt đi có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da, làm con người trường sinh bất lão”.

Có 2 phương pháp đơn giản trong Đạo Gia hay sử dụng đó là:

- Luyện công súc miệng: miệng mím, răng nghiến, dùng hai má và lưỡi làm động tác như súc miệng, súc 36 lần. Khi trong mồm có nhiều nước bọt thì chia làm ba lần nuốt từ từ, trong khi nuốt tưởng tượng nước bọt được đưa tới đan điền (vùng dưới rốn). Thông thường, lúc mới tập nước bọt còn ít, luyện nhiều thì lượng nước bọt sẽ tăng lên. Bài tập này có thể trừ bệnh thận, huyết mạch lưu thông, thọ niên trường.

- Ngọc dịch dưỡng sinh: trước khi đi ngủ làm vệ sinh răng miệng cho sạch sẽ. Sáng dậy, đảo lưỡi từ bên phải sang trái ít nhất 10 lần rồi súc miệng cho ra nước bọt và nuốt dần. Người xưa cho rằng, nếu thực hiện đều đặn phương pháp này sẽ có công dụng làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ.

Hi vọng rằng 12 vị thuốc trường sinh trên sẽ gợi nhiều ý tưởng cho các bạn để chăm sóc sức khoẻ thật tốt cho bản thân và các thành viên trong gia đình mình. Nếu thấy bài viết hữu ích đừng ngần ngại chia sẽ những thông tin cần thiết đến mọi người xung quanh nhé.

Chúc các bạn bình an và sức khoẻ,

Nguyễn Thành Phương

Tặng quảng cáo FB 1 triệu
TOP