Giếng trời là khoảng không gian có chức năng hứng ánh sáng, đón gió tự nhiên và trao đổi luông không khí giữa bên trong với bên ngoài ngôi nhà.
Theo kinh nghiệm xây dựng của các kiến trúc sư, nếu diện tích giếng trời quá lớn hoặc quá nhỏ so với tổng diện tích sàn đều gây sự mất cân đối cho ngôi nhà: Diện tích giếng trời quá nhỏ sẽ không đảm bảo chức năng lấy sáng và thông gió tốt, còn nếu quá lớn sẽ mang lại nhiều ánh sáng, phản tác dụng và gây lãng phí không cần thiết.
Vậy nên, diện tích giếng trời chỉ nên vào khoảng dưới 5% so với diện tích sàn đối với nhà có nhiều cửa sổ và dưới 15% đối với nhà có ít cửa sổ.
Xét cả về mặt thẩm mỹ, phong thủy và hiệu quả lấy sáng, đón gió tự nhiên thì vị trí của giếng thường được đặt ở khoảng giữa nhà.
Vị trí trung tâm này làm cho giếng trời kích thích thị giác người nhìn và dễ được gia chủ đầu tư, chăm chút cây xanh, tiểu cảnh cho đẹp. Đồng thời làm cho cả không gian lớn liền kề như phòng sinh hoạt chung, nhà bếp… ảnh hưởng bởi một phần ánh sáng và thông thoáng hơn.
Để đáp ứng được tất cả những mục đích của giếng trời là thông gió và cung cấp ánh sáng, song vẫn đảm bảo sự đa dạng trong chọn lựa. Các nhà thiết kế đã xay dựng đỉnh giếng trời từ những loại nguyên vật liệu khác nhau như Tôn, Kính, Nguyên liệu tổng hợp,… mỗi loại nguyên vật liệu đều có những ưu và nhược điểm khác nhau vì thế gia đình nên nghiên cứu kỹ trước khi chọn lựa.
Tuy giếng trời mang lại rất nhiều ưu điểm cho căn nhà, nhưng bên cạnh đó cũng có những bất lợi và khó khăn mà nếu bạn không chú ý thì sau này sẽ khó có thể sửa đổi cấu trúc của giếng tời trong căn hộ.
Đây là nhược điểm dễ thấy nhất khi xây dựng giếng trời, âm thanh bị vang giữa các tầng làm cho hoạt động của các thành viên trong gia đình không được thoải mái, mất sự riêng tư.
Cách khắc phục:
– Tăng độ dày của tường để tiêu âm bằng cách ốp đá tự nhiên, ốp gạch, sơn gai,…
– Thiết kế tiểu cảnh, trồng những loại cây xanh, cây leo tường cũng là biện pháp cách âm hiệu quả.
Giếng trời có thiết kế đặc biệt với phần đỉnh giếng nằm ở vị trí cao nhất của ngôi nhà. Đây chính là nơi đầu tiên hứng chịu mọi sự thay đổi của thời tiết.
Chính vì thế, nếu phần đáy giếng không được xây dựng một cách hợp lý, thì ngôi nhà của bạn sẽ phải đối mặt với “thảm họa” vào mỗi mùa mưa lũ,…
Cách khắc phục:
Nghiên cứu kỹ hệ thống thoát nước, đáy giếng phải đủ rộng, khu vực xung quanh giếng trời ở các tầng nên có hệ thống che chắn như tường, ngách cửa hợp lý để nước mưa rơi xuống sàn không bị bắn vào những không gian xung quanh, ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình.
Vào mùa hè, lượng ánh sáng nóng mà giếng mang vào nhà là vô cùng lớn. Kéo theo đó chính là sự giảm tuổi thọ của các đồ vật trong gia đình bạn.
Cách khắc phục:
– Thiết kế và sử dụng chất liệu tốt để phần che đỉnh giếng, hạn chế ánh nắng gắt, có hại,…
– Không tích trữ quá nhiều vật dụng trong nhà. Chỉ nên mua đồ với số lượng cần thiết.
Đây là khoảng không gian hoàn toàn mở. Vì vậy, nếu ở những khu vực giáp ranh với giếng không được trang bị vách ngăn bảo vệ thì sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho chính những người chủ của ngôi nhà đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.
Cách khắc phục: Thiết kế lan can, vách ngăn, hàng rào bảo vệ tại những khu vực cần thiết.
Theo 1991 DESIGN STUDIO