Những kiêng kỵ khi bố trí bàn thờ

Ngày đăng: 30/10/2021

Chia sẻ

Ở Việt Nam, với mỗi vùng miền khác nhau, phong tục thờ cúng cũng khác nhau tùy theo quan niệm, phong tục tập quán, văn hóa của từng vùng miền. Tuy nhiên, tất cả đều có nét chung đó là ban thờ luôn thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính và trang trọng của gia chủ đối với các vị thần linh và những người đã khuất.

          Ban thờ thường được thiết kế theo hình thức treo trên tường, đặt trong một gian phòng riêng biệt hoặc trong một không gian sinh hoạt lồng ghép…

          Trong phong thủy học, ngoài việc bố trí ban thờ hợp lý cả về “Vị” lẫn “Hướng”, nhưng để tạo được một môi trường phong thủy thực sự tốt, khi bố trí ban thờ trong nhà, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

          * Kiêng kỵ về bố trí và bày trí ban thờ:

          - Ban thờ cần bố trí ở nơi cao ráo, trang trọng, tạo được không khí trang nghiêm, ấm cúng, gần gũi. Tránh tạo cảm giác lạnh lẽo, vắng vẻ.

          - Nơi đặt ban thờ cần yên tĩnh, tránh ồn áo, náo động. Khi đặt dưới sàn hoặc treo trên tường cần chắc chắn. Tránh rung lắc, tránh đặt ở nơi có gió thổi mạnh hoặc nơi có luồng khí xung thẳng với ban thờ.

          - Không nên đặt ban thờ trong phòng ngủ, phòng bếp hoặc phòng ăn.

          - Không đặt ban thờ gần các nút giao thông trong nhà, không đặt dưới gầm cầu thang hay áp sát vào gầm cầu thang.

          - Ban thờ cần có chỗ tựa vững chắc, không đặt ban thờ dựa lưng vào giếng trời, cầu thang đi lại, không đặt phía trên cửa sổ, cửa ra vào. Không đặt ban thờ trên mái tum nhỏ, tối tăm và bị nước mưa hắt vào.

          - Màu sắc, ánh sáng cần ấm cúng, vừa đủ, cân bằng tốt về mặt âm dương, hoặc thiên về tính âm một chút, không để phòng thờ quá sáng.

          - Ban thờ cần hấp thu được thanh khí, tối kỵ xú uế. Do đó:

          Ban thờ không dựa lưng vào bếp đun, nhà vệ sinh.

          Ban thờ không nằm phía trên hoặc dưới nhà vệ sinh.

          Ban thờ không được nhìn thẳng vào cửa bếp, cửa phòng WC, cửa phòng ngủ, không đối diện với các góc, cạnh trong nhà.

         - Ban thờ cần được quét rọn, lau chùi sạch sẽ thường xuyên, thắp hương khói đều đặn, không nên đặt hoa giả, để hoa khô héo trên ban thờ.

         - Đồ thờ cúng trên ban thờ nên theo phong tục tập quán, quan niệm của từng gia đình, từng địa phương. Không nên thờ những đồ ăn mặn có tính chất không sạch sẽ như các đồ nội tạng gia súc, gia cầm. Cũng không nên để tiền mặt trên đó.

         - Nếu gia đình có thờ phật hay thờ mẫu, cần tách riêng ban thờ phật hay thờ mẫu, ban thờ gia tiên nên để thấp hơn và tách biệt. Ban thờ phật nên thắp hương, hoa quả tươi, nước sạch, không để tiền mặt lẻ trên ban thờ phật.

            * Kiêng kỵ về thời gian lập ban thờ, người lập ban thờ, bốc bát nhang:

         Ban thờ được lập, cần tiến hành đồng thời với thời gian nhập trạch là tốt nhất. Nên chọn ngày giờ tốt để lập ban thờ, tiến hành cúng lễ. Thông thường nên chọn các ngày Hoàng đạo và có kết hợp với Tử Bạch cửu tinh là tốt nhất.

        Khi lập ban thờ, gia chủ là người bốc bát nhang, nên thành tâm, kính cẩn; tay chân, quần áo cần sạch sẽ, gọn gàng. Phụ nữ mang thai, tạp khí cơ thể nhiều, không nên động chạm vào ban thờ hay bát nhang, nhất là thời điểm lập ban thờ, bốc bát nhang.

         Hàng năm, vào ngày 23/12 âm lịch hoặc ngày tốt gần cuối năm gia đình nên hóa chân nhang, quét rọn ban thờ sạch sẽ để chuẩn bị cho năm mới.

Theo Phong thủy Nam Việt

Tặng quảng cáo FB 1 triệu
TOP